Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, danh mục tài liệu ôn khiến GV choáng váng

GDVN- Giáo viên trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải học 37 văn bản quy phạm pháp luật, chưa kể tiếng Anh.

Kể từ khi Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non và phổ thông công lập, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có rất nhiều bài phản ánh về sự bất cập trong việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Người viết còn được biết, hiện nay việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp có tình trạng mỗi tỉnh hướng dẫn giáo viên ôn tập một kiểu, thiếu sự thống nhất gây bất lợi cho viên chức.

Bài viết dưới đây so sánh danh mục tài liệu tham khảo môn thi kiến thức chung và môn thi nghiệp vụ của giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh và giáo viên tỉnh Quảng Trị.

Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, danh mục tài liệu ôn khiến GV choáng váng ảnh 1
Một phần nội dung công văn thông báo thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. (Ảnh: Ánh Dương)

Tài liệu tham khảo môn thi kiến thức chung

Bảng so sánh danh mục tài liệu tham khảo môn kiến thức chung của giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh (Thông báo số 4135/TB-HĐT ngày 7/9/2022 của Hội đồng thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2021 Thành phố Hồ Chí Minh) và giáo viên Quảng Trị (Thông báo số 95/TB-SNV ngày 30/12/2021 của Sở Nội vụ Quảng Trị). [1]

STT Tài liệu tham khảo – Thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu tham khảo – Quảng Trị
1 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2013 (Hiến pháp năm 2013). Luật Viên chức năm 2010.
2 Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 (phần về viên chức). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019: Điều 2.
3 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức: Chương III.
4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức: Chương I; Mục 3 Chương II; Điều 16, 19, 20, 21, 22 Chương III.
5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức: Chương I; Mục 1, 3 Chương II; Mục 4 Chương III; Chương IV.
6 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
7 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021 và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021- 2030. Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo: Điều 3, 4, 5.
8 Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
9 Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 08/6/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009.
10 Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
11 Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 27 tháng 10 năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
12 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
13 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
14 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
15 Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
16 Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
17 Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
18 Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền
19 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
20 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
21 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
22 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
23 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
25 Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030
26 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
27 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
28 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
29 Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ.
30 Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025
31 Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bảng so sánh cho thấy, giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh phải học 31 tài liệu tham khảo cho môn kiến thức chung, còn giáo viên Quảng Trị chỉ học 11 tài liệu tham khảo và được giới hạn một số nội dung.

Tài liệu tham khảo môn thi nghiệp vụ

Bảng so sánh danh mục tài liệu tham khảo môn thi nghiệp vụ của giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh (Thông báo 4115/TB-HĐT ngày 7/9/2022 của Hội đồng thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2021 Thành phố Hồ Chí Minh) và giáo viên Quảng Trị. [1]

STT Tài liệu tham khảo – Thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu tham khảo – tỉnh Quảng Trị
1 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
2 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
3 Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
4 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
5 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông: Điều 1, 2, 4, 6, 9, 10, 11 Chương I; Điều 12, 13, 14 Chương II.
6 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường Trung học phổ thông công lập. Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập: Điều 1, 2 Chương I; Điều 4 Chương II.
7 Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
8 Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bảng so sánh cho thấy, giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh học 6 tài liệu tham khảo cho môn thi nghiệp vụ, còn giáo viên ở Quảng Trị học 8 tài liệu tham khảo.

Ngược lại, giáo viên ở Quảng Trị được giới hạn một số nội dung ôn tập, còn giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh thì không.

Nhìn chung, để thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II, Giáo viên bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh phải học 37 văn bản quy phạm pháp luật để làm bài thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Cùng với đó, giáo viên phải ôn tập môn Tiếng Anh, trình độ tương đương bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Công việc chính của giáo viên là giảng dạy và giáo dục học sinh. Việc giáo viên phải học 37 văn bản quy phạm pháp luật và môn Tiếng Anh để thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là quá sức với thầy cô.

Cá nhân người viết cho rằng, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên cần được Bộ giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, thấu đáo trong thời gian tới để có phương án phù hợp.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương
https://giaoduc.net.vn/thi-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-danh-muc-tai-lieu-on-khien-gv-choang-vang-post233479.gd

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *